Hướng dẫn cách lắp và sử dụng cục phát wifi tại nhà 2020
Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu lắp đặt cục phát wifi ngày càng trở nên phổ biến tại tất cả các văn phòng tổ chức doanh nghiệp, công ty, thậm chí là tại các nhà dân. Tuy vậy, không phải ai cũng nắm rõ được cách lắp wifi tại nhà cũng như cách dùng cục phát wifi này cụ thể như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Vậy bài viết hôm nay Long Hưng Phú sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn nhé!
Bạn hiểu gì về chức năng cơ bản của thiết bị mạng
Tìm hiểu về khái niệm modem và các kiến thức cơ bản về modem
Hướng dẫn cách lắp cục phát wifi tại nhà
Bước 1: Chuẩn bị
- Đầu tiên, bạn cần chọn vị trí lắp bộ phát wifi cố định, lưu ý nên chọn chỗ thoáng, có ít vật cản sóng. Sau đó, chuẩn bị một đoạn dây mạng hai đầu đã bấm hạt mạng có chiều dài phù hợp với vị trí làm việc (thông thường thì khi mua cục phát wifi sẽ có sẵn).
Bước 2: Kết nối
- Tắt các thiết bị máy tính, thiết bị phát wifi (thường gọi là Router) và modem. Chỉnh anten của Router sao cho thẳng đứng, vuông góc với mặt đất.
- Bạn cắm một đầu vào cổng LAN trên Router (màu vàng như hình), đầu còn lại cắm vào máy tính. Kết nối dây internet từ modem với cổng WAN (màu xanh) trên Router.
- Sau đó, khởi động lại tất cả các thiết bị sẽ thấy đèn sáng ở các vị trí biểu tượng: power, system, wan/lan, wlan.
Bước 3: Xác định địa chỉ IP của thiết bị phát wifi.
- Thông thường, để thực hiện bước này các bạn chỉ cần lật mặt sau của thiết lên là sẽ thấy đầy đủ các thông tin mà nhà sản xuất in trên đó cùng với thông địa chỉ IP, mật khẩu chúng ta cần để truy cập.
Bước 4: Cấu hình wifi trên Router
4.1. Thiết lập cấu hình wifi TP Link
- Sử dụng trình duyệt bất kỳ truy cập vào địa chỉ IP 192.168.1.1 với tên người dùng và mật khẩu là admin.
- Giao diện quản lý bộ phát wifi hiện ra, tại cột bên trái các bạn chọn Network >LAN để thay đổi địa chỉ IP sau đó nhấn Save để thiết bị thay đổi lại dải IP mặc định.
Tiếp theo ở cột phía bên trái các bạn chọn tiếp Wireless -> Wireless Settings .Ở đây các bạn nhập tên wifi mới ở phần Wireless Network Name sau đó nhấn Save .
Đối với thiết lập cho bộ phát wifi bạn cũng tại tab Wireless các bạn chọn Wireless Security để thiết lập mật khẩu cho bộ wifi.
- Mục Version và Encryption: chọn chế độ Automatic.
- Mục Wireless Password: điền mật khẩu cho thiết bị.
- Nhấn Save để lưu tiến trình.
4.2. Hướng dẫn thiết lập cấu hình wifi Tenda
Truy cập vào trình duyệt web bất kỳ. Thường 192.168.0.1 là địa chỉ mặc định của Tenda với tên và mật khẩu là admin.
- Bạn chọn DHCP rồi điền mật khẩu WiFi muốn đặt vào ô Security Key sau đó nhấn OK.
- Nhấn chọn Advanced để vào phần cài đặt tùy chỉnh thiết bị, tại đây các bạn nhấp vào tab Wireless > điền tên wifi mới tại ô SSID (Network Name) sau đó nhấn OK để lưu lại.
Như vậy, với một số bước đơn giản, bạn đã cài đặt wifi TP Link và Tenda xong. Với các bộ phát wifi VNPT hay Viettel và một vài hãng khác thì các bạn cũng có thể thao tác các bước đơn giản như trên. Chỉ có điều mỗi thiết bị họ sẽ cấu hình user/pass đăng nhập khác nhau.
Hướng dẫn sử dụng chi tiết cục phát wiffi tại nhà
Cục phát wifi (Router) hay còn gọi chung là thiết bị phát wifi là công cụ hữu ích giúp bạn quản lý việc truy cập internet của các máy trong mạng của gia đình. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn một số cách dùng cục phát wifi tại nhà:
Cách xem danh sách các thiết bị trong mạng của gia đình
Sử dụng cục phát wifi của gia đình, việc đầu tiên nên làm là xem danh sách các thiết bị trong mạng của gia đình và quản lý danh sách này.
Đầu tiên, truy cập vào giao diện quản trị của Router, nhập user/pass đăng nhập mặc định của từng loại Router hoặc user/pass đã được thay đổi. Sau đó, tìm tới phần danh sách các thiết bị đang sử dụng wifi.
Mỗi loại Router lại có giao diện khác nhau, vì thế, bạn tìm mục mà có tên như Attached Devices hoặc Device List. Tại đây bạn sẽ thấy danh sách các địa chỉ IP, địa chỉ Mac và tên thiết bị (nếu Router nhận mặt được) đang kết đấu vào mạng WiFi của bạn.
Hãy so sánh danh sách này với các thiết bị của mình để biết được có ai sử dụng wifi của bạn mà chưa xin phép hay không. Nếu cần thiết, bạn có thể thì hãy thay đổi mật khẩu wifi nhé
Thay đổi mật khẩu wifi mới trên Router
Thay đổi mật khẩu wifi trên Router Tenda
Bạn truy cập địa chỉ đã mặc định là 192.168.0.1 trên trình duyệt web, bạn chọn tab Wireless.
Để thay đổi mật khẩu bạn click Wireless Security và thiết lập như sau:
- Security Mode: chọn Mixed WPA/WPA2 PSK.
- WPA Algorithms: Bạn sẽ chọn TKIP&AES rồi nhập mật khẩu vào ô Security Key bên dưới.
- Click OK để quá trình thay đổi mật khẩu hoàn tất.
Thay đổi mật khẩu wifi trên Router TP-Link
- Truy cập vào địa chỉ 192.168.0.1 trên trình duyệt web, với Username/password là admin/admin (hoặc mật khẩu thời điểm hiện tại mà bạn đang cần đổi) rồi ấn Enter
- + Wireless -> Wireless Security, trong mục Wireless Password điền mật khẩu cần thay đổi và đi tới System Tools -> Reboot -> click Rebot.
Đổi kênh trên cục phát wifi
Việc đổi kênh cho cục phát wifi có thể sẽ giúp bạn tăng tốc độ khi sử dụng WiFi. Các công cụ như inSSIDer cho Windows hay Wi-Fi Analyzer cho Android sẽ giúp bạn tìm được kênh không dây tốt nhất mà bạn có thể sử dụng để truy cập WiFi. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Mở trang quản trị của Router
Bước 2: Gõ 192.168.0.1 hoặc 192.168.1.1 vào trình duyệt. Bạn sẽ cần tên người dùng và mật khẩu để truy cập khu vực quản trị viên.
Bước 3: Mỗi trang quản trị của các Router khác nhau sẽ hiện các tùy chọn khác nhau. Cụ thể:
- Đối với Router TP-Link: Tùy chọn Wireless Settings nằm trong Wireless, bạn nhìn sang bên phải sẽ thấy Channel để Auto, chọn kênh bạn muốn đổi cho Router và lưu lại là được.
- Đối với Router VNPT: Bạn vào trang quản trị Router chọn Network Settings > Wireless > Advanced, tùy chọn đổi kênh ở ngay dòng đầu tiên, bạn đổi sang kênh mình cần rồi lưu lại nhé.
- Với Router Tenda, bạn chọn Wireless > Wireless Settings, sau đó chọn channel, chọn kênh mà bạn muốn thay đổi.
Thiết lập Router thành repeater
Một trong những cách dùng cục phát wifi tại nhà mà nhiều người hay áp dụng chính là biến chiếc Router thành Repeater. Về cơ bản Repeater là một công cụ giúp bạn tăng khoảng cách phủ sóng của mạng WiFi.
Trong trường hợp bạn đang dư thừa 1 cái Router hoặc Router cũ trong khi lại muốn tăng diện phủ sóng, bạn có thể sử dụng Router thừa này làm Repeater. Bạn có thể dễ dàng thực hiện theo cách biến Router cũ thành một Repeater, nó cũng không quá phức tạp.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách cài lắp bộ phát wifi tại nhà đơn giản và chi tiết nhất cũng như cách dùng cục phát wifi chi tiết. Hy vọng nó có thể giúp bạn sử dụng tốt và hiệu quả thiết bị này.
Bí quyết tăng tốc mạng Wifi, tăng tín hiệu sóng WiFi lên mức cao nhất
Xác định lại vị trí thích hợp để đặt Modem
Nếu bạn đặt chiếc Modem của mình ở trong một góc kín thì thông thường bạn sẽ nhận được một sóng tín hiệu yếu ớt, chập chờn đến khó chịu. Nơi lý tưởng cho chiếc Modem của bạn là những ở vị trí mở, thoáng đãng (tốt nhất là ở trung tâm nhà, nếu bạn là người làm việc thường xuyên quanh nhà chứ không chỉ quanh quẩn quanh một căn phòng).
Để sóng Wifi không bị cản trở bạn cần lưu ý một số vấn đề như: bạn cần đặt Modem cách xa lò vi sóng, điện thoại không dây… tóm lại là cần tránh xa các thiết bị kim loại hoặc điện tử. Càng ít vật cản trở trên đường tín hiệu, máy tính của bạn sẽ nhận được sóng dễ dàng hơn.
Thay đổi kênh tín hiệu Wifi
Tất cả các router không dây hoạt động trong phạm vi giới hạn của chuẩn 802.11 và phát ở bước sóng 2.4GHz (chuẩn 802.11n mới có thể hoạt động tốt trên băng tần 5GHz). Vấn đề là rất nhiều thiết bị như tai nghe Bluetooth, điện thoại không dây, thiết bị giám sát trẻ em, lò vi sóng, và các mạng Wi-Fi khác hoạt động ở băng tần 2,4 GHz. Như vậy tất cả các thiết bị sẽ làm giảm đi băng thông của mạng không dây.
Băng tần 2.4GHz được chia thành 13 kênh khác nhau giống như các đài phát thanh. Do vậy, để khắc phục tình trạng này, bạn nên thiết lập router tới kênh 1, 5, 9, 13 (đối với các nước ngoài Mỹ) hoặc 1, 6, 11 (nếu sống ở Mỹ). Để có được chất lượng sóng và độ phủ sóng tốt nhất, bạn nên tìm hiểu các gia đình bên cạnh để tránh thiết lập trùng kênh. Và điều nên lưu ý rằng hãy đặt router tránh càng xa các thiết bị 2,4GHz càng tốt!
Việc xung đột từ các mạng Wi-Fi do dùng chung một kênh Wi-Fi trong cùng một khu vực có thể làm giảm và gây nhiễu tín hiệu Wi-Fi của bạn. Để kiểm tra điều này, bạn có thể sử dụng các phần mềm kiểm tra và theo dõi thông tin của các mạng Wi-Fi trong khu vực. Qúy khách có thể sử dụng ứng dụng Wi-Fi Analyzer trên Android hoặc inSSIDer trên Windows, ứng dụng này cho phép bạn kiểm tra các mạng Wi-Fi đang xung đột, đồng thời hiển thị các kênh và độ mạnh yếu của tín hiệu Wi-Fi.
Trong trường hợp mạng Wi-Fi của bạn đang bị xung đột với mạng khác, nó có thể làm nhiễu và giảm tín hiệu Wi-Fi của bạn. Để khắc phục điều này, trường hợp này bạn cần thay đổi kênh Wi-Fi của mình trong trang cấu hình của router. Bạn có thể chuyển qua các kênh có ít sự xung đột nhất, hoặc các kênh không có mạng Wi-Fi nào sử dụng, dựa trên biểu bồ hiển thị kênh Wi-Fi của các phần mềm inSSIDer hay Wi-Fi Analyzer.
Đồng thời, bạn có thể sử dụng NetStumbler để thay đổi kênh cho Modem. Sau khi cài đặt và khởi động, chương trình sẽ đưa ra cho bạn các lựa chọn mà Modem cung cấp.
Trang bị thêm thiết bị lặp tín hiệu
Như bạn biết một router duy nhất cũng không đủ mạnh để phát sóng WiFi cho toàn bộ ngôi nhà nhiều tầng mặc dù đã được trang bị ăng ten có khả năng phát sóng tốt. Trong trường hợp đó, bạn sẽ cần phải sử dụng một router thứ hai như là một điểm truy cập để mở rộng phạm vi của mạng.
Nếu bạn có một bộ định tuyến dự phòng thì chỉ cần vài bước cài đặt đơn giản như: Cắm router thứ hai vào cổng LAN của router chính và chạy tiện ích thiết lập của nó (thiết lập địa chỉ gateway, netmask và SSID của router thứ 2 giống với router chính) và tắt DHCP ở router thứ 2. Kết quả nhận được là tại các điểm truy cập ở xa router chính nhưng bạn vẫn có thể nhận được tốt tín hiệu (dù trước đó tín hiệu Wifi rất yếu).
Thay ăng-ten của modem
Hầu hết các modem wifi đều có một chu vi phát sóng nhất định và một ăng-ten toàn hướng. Thông thường, đặt modem ở giữa căn phòng sẽ giúp cho việc phát tín hiệu tới mọi góc trong căn phòng.
Tuy nhiên, vì những điều kiện nhất định mà bạn phải đặt chúng vào góc, khi đó, nhiều tín hiệu sẽ đi qua tường hoặc ra bên ngoài khoảng không.
Đó là lí do mà bạn có thể gỡ bỏ ăng-ten hiện tại và thay thế bằng loại ăng-ten HGA đẳng hướng. Ăng-ten HGA tập trung năng lượng và truyền thẳng tới một vị trí nhất định. Ăng-ten có cơ chế hoạt động thích hợp với các nhiệm vụ không gian. Nhưng, bạn cần kiểm tra xem modem có hỗ trợ cổng cắm có thể tháo rời được hay không.
Cập nhật ngay Firmware cho thiết bị Wifi
Một trong những phương pháp dễ nhất để cải thiện hiệu suất của router bằng cách đảm bảo firmware và driver của nó luôn được cập nhật. Bạn nên thường xuyên kiểm tra trang web của nhà sản xuất để tải về các bản cập nhật nhằm đảm bảo cho router luôn trong điều kiện vận hành tốt nhất.
Thử nghiệm tập trung tín hiệu bằng vỏ lon bia
Hiện nay, có một số bề mặt kim loại có khả năng phản xạ lại tín hiệu Wifi, làm gián đoạn đường truyền của mạng không dây khi thiết bị sử dụng một ăng-ten đẳng hướng. Bạn có thể tận dụng đặc tính đó để tập trung tín hiệu từ ăng-ten đẳng hướng nhằm mục đích hướng tín hiệu về phía máy tính hay bàn làm việc của mình. Như vậy, đồng nghĩa với việc bạn phải hy sinh vùng phủ sóng ở phía kia, nhưng bù lại chúng ta có thể tăng cường tín hiệu Wifi lên.
Cách làm khá đơn giản, bạn dùng kéo để cắt vỏ lon bia sao cho trông giống như một đĩa radar. Sau đó, bạn úp miệng vỏ bia vừa cắt qua cái ăng-ten của router và cố định nó lại bằng một chút băng dính, nhớ xoay hướng của parabol về phía cần phát đi xa nhất là được.
Chọn cách đặt ăng-ten router thích hợp
Bạn nên điều chỉnh ăng-ten theo hướng lên trên để để bắt sóng theo chiều ngang tốt hơn hoặc đặt ăng-ten hướng sang ngang để bắt sóng theo chiều dọc tốt hơn.
Bạn nên đặt ăng-ten router theo chiều ngang đối với nhà nhiều tầng có thể giúp các tầng trên bắt được sóng Wi-Fi tốt hơn. Để giúp sóng tới được những vị trí xa hơn trong nhà thì bạn nên đặt ăng- ten hướng lên.
- Nếu router có 2 ăng-ten, đặt 1 ăng-ten hướng lên và 1 ăng-ten nằm ngang.
- Nếu router không có ăng-ten nào, đảm bảo bạn đặt router đúng chiều thiết kế của nhà sản xuất (không bị lật úp hoặc đặt nghiêng).
Đặt router ở vị trí có ít người
Nước chặn sóng Wi-Fi.
Cơ thể con người hầu hết là nước vì vậy nếu trong phòng có nhiều người thì những người này đều có thể trở thành vật cản Wi-Fi. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy, khả năng kết nối Internet bị chậm đi tại những nơi đông người.
Dĩ nhiên bạn muốn có sóng Wi-Fi tốt tại những căn phòng mọi người thường tập trung sinh hoạt trong nhà nhưng tất cả những người đó đều khiến tốc độ Internet bị chậm