Màn chiếu là gì? Hướng dẫn cách vệ sinh màn chiếu và chọn kích thước màn chiếu phù hợp từng không gian

Màn chiếu là một trong những thiết bị đi kèm máy chiếu. Nó đóng một vai trò khá quan trọng trong các mục đích như giảng dạy, hội thảo, thuyết trình hay phục vụ các mục đích giải trí tại các sự kiện, gia đình ….. Vậy nên chọn màn chiếu như thế nào để phù hợp với không gian, có bao nhiêu loại mà chiếu?.... Sau đây cùng Long Hưng Phú tìm hiểu nhé!

Màn chiếu là gì?

Màn chiếu (Projector Screen) là một tấm màn được làm từ loại vải chuyên dụng. Có khả năng khuếch đại ánh sáng khá tốt. Màu trắng được dùng để nhận ánh sáng phát ra từ máy chiếu. Trên bề mặt của màn chiếu được sơn 1 lớp sơn trắng có chứa các hạt phản quang giúp tăng độ sáng lên gấp 2-3 lần so với chiếu vào tường trắng bình thường. Phía sau màn chiếu được sơn một lớp màu đen để tránh ánh sáng thoát ra phía sau

Các loại màn chiếu phổ biến

Ngày nay nhu cầu sử dụng càng nhiều, vì thế nhà sản xuất đã đưa ra rất nhiều loại màn chiếu khác nhau. Từ đó sẽ giúp cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Sau đây là các loại màn chiếu phổ biến hay dùng nhất

Màn chiếu treo tường kéo tay

Màn chiếu treo tường kéo tay là loại màn chiếu cổ điển nhất với cấu tạo đơn giản. Khung màn chiếu được cố định trên tường, khi có nhu cầu sử dụng bạn chỉ cần dùng tay kéo mạnh màn chiếu từ trên xuống. Khi muốn thu màn chiếu, bạn chỉ cần giật nhẹ một chút màn chiếu sẽ tự cuốn vào khung phía trên. Chất liệu màn chiếu thường được làm bằng nhựa PVC cao cấp có màu trắng. Vì cấu tạo đơn giản nên giá thành mua và lắp đặt loại màn chiếu này cũng khá thấp.

Màn chiếu 3 chân di động

Màn chiếu 3 chân di động hay còn gọi là màn chiếu 3 chân đứng là màn chiếu kèm theo chân đứng tripod có thể tháo rời và di chuyển dễ dàng. Đây là loại màn chiếu được sử dụng phổ biến khi chiếu không gian ngoài trời hoặc tại nơi không có chỗ để gắn màn chiếu cố định trên tường. Phần chân tripod và khung màn chiếu thường làm bằng hợp kim nhôm hoặc inox để chống rỉ sét và có độ bền cao. Tùy theo loại chân tripod sử dụng cùng với kích thước màn chiếu mà giá thành của màn chiếu 3 chân di động sẽ có sự chênh lệch so với màn chiếu treo tường kéo tay.

Màn chiếu điện tự động điều khiển bằng remote

Màn chiếu điện điều khiển bằng remote là loại màn chiếu gắn cố định trên tường. Tuy nhiên thay vì phải kéo tay khung màn chiếu sẽ được gắn một mô tơ điện điều khiển bằng remote. Bạn chỉ cần nhấn nút trên remote là có thể điều khiển màn chiếu tự động thả xuống khi sử dụng hay kéo lên cất đi. Màn chiếu điện tự động có giá thành khá cao so với hai loại còn lại. Nếu bạn cần thường xuyên chuyển đổi giữa màn chiếu và không gian mặt phẳng phía sau chẳng hạn như khi giảng bài cần chuyển đổi giữa trình chiếu và viết bảng thì đây là lựa chọn tối ưu dành cho bạn.

Màn chiếu khung cố định

Là loại màn cũng có chất liệu như 3 loại trên. Nhưng thiết kế của nó được bao quanh bởi 1 khung sắt, thép, nhôm, hoặc gỗ,... như khung ảnh, và được đóng cố định lên tường

Màn chiếu bạc

Là loại màn chuyên dụng được dùng trong hệ thống phòng chiếu phim 3D. Trên bề mặt được phủ một lớp bạc có khả năng phát huy tối đa ánh sáng từ máy chiếu. Màn chiếu bạc thật sự là lựa chọn tuyệt vời khi bạn lắp đặt phòng chiếu phim 3D chuyên nghiệp hay gia đình.

Cách chọn tỉ lệ màn chiếu

Tùy theo không gian trình chiếu của bạn rộng hay nhỏ, mục đích sử dụng trình chiếu để thuyết trình dữ liệu hay giải trí mà bạn cần chọn tỉ lệ màn chiếu khác nhau.

  • Màn chiếu hình vuông tỷ lệ 1:1: đây là loại màn chiếu đời đầu thường được sử dụng trong trình chiếu cho bài thuyết trình dữ liệu, hình ảnh.
  • Màn chiếu theo định dạng video có tỷ lệ chiều rộng – chiều cao là: 4:3 dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật trong truyền hình. Đây là loại màn chiếu thường thấy nhất hiện nay.
  • Màn chiếu theo tỷ lệ của HDTV 16:9: là một định dạng tối ưu trong nhà hát, rạp phim, các loại màn chiếu mới sau này thường được làm theo tỷ lệ này.
  • Màn chiếu kích thước tùy chỉnh: thường được đặt hàng riêng để sử dụng trong các sự kiện lớn dùng cho sân khấu.

Hiện nay, cách phân loại kích thước của màn chiếu phổ biến nhất là phân loại theo chiều dài x rộng thành 80 inch, 120 inch, 150 inch, 200 inch, 250 inch, 300 inch hay mới nhất là tỷ lệ 16:9 theo chuẩn tivi HD.

Các kích thước màn chiếu chuẩn

Chuẩn kích thước màn chiếu treo tường phổ biến hiện nay:

  • Kích thước màn chiếu treo tường 84 inch - Kích thước 60” x 60” – 1m5 x 1m5
  • Kích thước màn chiếu treo tường 100 inch- Kích thước 70” x 70” – 1m8 x 1m8
  • Kích thước màn chiếu treo tường 120 inch- Kích thước 84” x 84” – 2m2 x 2m2
  • Kích thước màn chiếu treo tường 120 inch- Kích thước 96” x 72” – 2m4 x 1m8
  • Kích thước màn chiếu treo tường 135 inch- Kích thước 96” x 96” – 2m4 x 2m4
  • Kích thước màn chiếu treo tường 150 inch- Kích thước 120” x 90” – 3m05 x 2m25

Chuẩn kích thước màn chiếu 3 chân di động phổ biến hiện nay:

  • Kích thước màn chiếu 3 chân di động 84 inch- Kích thước 60” x 60” – 1m5 x 1m5
  • Kích thước màn chiếu 3 chân di động 100 inch- Kích thước 70” x 70” – 1m8 x 1m8
  • Kích thước màn chiếu 3 chân di động 120 inch- Kích thước 84” x 84” – 2m2 x 2m2
  • Kích thước màn chiếu 3 chân di động 120 inch - Kích thước 96” x 72” – 2m4 x 1m8
  • Kích thước màn chiếu 3 chân di động 135 inch - Kích thước 96” x 96” – 2m4 x 2m4

Chuẩn kích thước màn chiếu điện điều khiển tự động phổ biến hiện nay:

  • Kích thước màn chiếu điện điều khiển tự động 100 inch- Kích thước 70” x 70” – 1m8 x 1m8
  • Kích thước màn chiếu điện điều khiển tự động 120 inch- Kích thước 84” x 84” – 2m2 x 2m2
  • Kích thước màn chiếu điện điều khiển tự động 120 inch- Kích thước 96” x 72” – 2m4 x 1m8
  • Kích thước màn chiếu điện điều khiển tự động 135 inch- Kích thước 96” x 96” – 2m4 x 2m4
  • Kích thước màn chiếu điện điều khiển tự động 150 inch- Kích thước 120” x 90” – 3m05 x 2m25
  • Kích thước màn chiếu điện điều khiển tự động 180 inch- Kích thước 140” x 102” – 3m55 x 2m6
  • Kích thước màn chiếu điện điều khiển tự động 200 inch- Kích thước 144” x 144” – 3m6 x 3m6
  • Kích thước màn chiếu điện điều khiển tự động 200 inch- Kích thước 160” x 120” – 4m0 x 3m0
  • Kích thước màn chiếu điện điều khiển tự động 250 inch- Kích thước 198” x 150” – 5m02 x 3m08
  • Kích thước màn chiếu điện điều khiển tự động 300 inch- Kích thước 236” x 177” – 6m0 x 4m5
  • Kích thước màn chiếu điện điều khiển tự động 400 inch- Kích thước 320” x 240” – 8m13 x 6m1

Lưu ý khi chọn kích thước màn chiếu

Qúy khách nên chọn màn chiếu phù hợp với kích thước không gian trình chiếu, không nên chọn màn chiếu quá to dễ khiến mất tính thẩm mỹ và gây mỏi mắt cho khán giả. Ngược lại màn chiếu quá nhỏ khi phục vụ số lượng lớn khán giả sẽ gây cản trở tầm nhìn. Nếu vẫn không rõ nên chọn kích thước màn chiếu như thế nào, đừng ngại nhờ người bán tư vấn cho bạn.

Cách chọn màn chiếu cho từng mục đích sử dụng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu mà màn chiếu khác nhau với những công dụng và tính năng phù hợp với những nhu cầu sử dụng khác nhau. Chính vì điều đó các bạn cần nắm rõ được các loại màn chiếu đang có hiện nay và kích thước của chúng để phù hợp nhất với không gian và nhu cầu của mình.

Chọn màn chiếu cho văn phòng, lớp học

Văn phòng và lớp học chủ yếu sử dụng máy chiếu cho nhu cầu thuyết trình nên màn chiếu giá rẻ là lựa chọn thích hợp nhất. Đó có thể là màn chiếu kéo tay, màn chiếu điện hoặc màn chiếu 3 chân tiện dụng.

Chọn màn chiếu cho phòng chiếu phim gia đình

Màn chiếu phẳng, màn chiếu cong hoặc màn chiếu khung gấp dạng màn chiếu sau (màn xám) là lựa chọn tuyệt vời cho màn chiếu gia đình. Các loại màn chiếu này giúp đảm bảo màn luôn phẳng trong thời gian chiếu đồng thời đây cũng là các kiểu phông màn chiếu cho chất lượng hình ảnh rất cao.

Quán cà phê bóng đá, chiếu phim thì chọn màn chiếu gì

Trình chiếu ở không gian rộng sẽ cần màn chiếu kích thước lớn, tùy thuộc vào không gian quán bạn có thể chọn màn chiếu kéo, màn chiếu phẳng, màn chiếu điện tử hoặc đầu tư hẳn màn chiếu tráng bạc tùy theo giá màn chiếu bạn dự định đầu tư.

Hướng dẫn vệ sinh màn chiếu đúng chuẩn 2020

Tại sao bạn cần phải vệ sinh màn chiếu theo định kỳ:

Bụi bẩn trên bề mặt màn chiếu nếu để lâu ngày sẽ hút ẩm và bám dính chặt vào màn chiếu. Khi đó việc vệ sinh màn chiếu sẽ khó khăn hơn, thậm chí bạn sẽ phải dùng lực mạnh để làm sạch chúng. Điều này có thể làm rách hay xước bề mặt màn chiếu. Nếu gặp bụi bẩn khó tẩy rửa, bạn có thể phải sử dụng đến xà phòng hay nước lau kính, điều này ít nhiều làm tổn hại đến chất lượng màn chiếu.

Trước hết, bạn nên tìm hiểu kỹ về loại màn chiếu mà mình đang sử dụng, tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất về cách bảo quản, vệ sinh màn chiếu để đạt được hiệu quả sử dụng lâu dài, ổn định nhất.

​Việc vệ sinh định kỳ màn chiếu giúp dễ dàng làm sạch các bụi bẩn trên màn chiếu mà không phải sử dụng đến chất tẩy rửa. Do đó màn chiếu của bạn ít bị ảnh hưởng bởi lực tác động mạnh hay hóa chất, giúp kéo dài tuổi thọ và duy trì chất lượng màn chiếu.

Vệ sinh màn chiếu với ba bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Vệ sinh màn chiếu bằng khăn sạch, khô:

Sử dụng một chiếc khăn sạch, khô ráo để lau sạch toàn bộ bề mặt màn chiếu. Chú ý chọn khăn vải mềm, không có sợi xơ vì nếu dùng vài có sợi xơ sẽ làm cho xơ vải dính vào màn chiếu.

Nên vệ sinh lần lượt theo chiều ngang từ trên xuống.

  • Bước 2: Vệ sinh bằng khăn sạch và nước ấm:

Cho nước ấm vào bình xịt, sau đó xịt nước vào khăn mềm. Sau đó dùng khăn để lau màn chiếu theo chiều ngang từ trên xuống. Khi thấy bề mặt khăn đã bẩn, bạn nên đổi phần khăn còn sạch hoặc thay một chiếc khăn khác để tiếp tục lau cho đến khi hết toàn bộ bề mặt của màn chiếu. Hãy nhớ không xịt trực tiếp vào bề mặt màn chiếu vì nếu để lâu nước sẽ ngấm vào màn chiếu gây ố bề mặt.

Sử dụng bình xịt và nước ấm để xịt làm ẩm khăn, không xịt trực tiếp lên bề mặt màn chiếu

  • Bước 3: Lau lại màn chiếu bằng một chiếc khăn sạch khác đến khi nào bề mặt màn chiếu khô hẳn

Chú ý khi vệ sinh màn chiếu :

Bạn nên làm sạch cả mặt sau của màn chiếu với 3 bước nêu trên.

Đối với màn chiếu khung, màn chiếu cố định; bạn nên vệ sinh màn chiếu thường xuyên hơn so với màn chiếu cuộn.

Đối với màn chiếu để quá lâu, bụi bẩn bám chặt thì khi đó bạn phải chấp nhận sử dụng nước xà phòng để làm vệ sinh. Pha nước ấm với xà phòng hay nước rửa kính với nồng độ 5%, sau đó xịt và lau màn chiếu theo 3 bước ở trên.

Không dùng  giấy, khăn bẩn, khăn có xơ vải để vệ sinh màn chiếu, vì việc này có thể phản tác dụng, làm màn chiếu của bạn bị bẩn thêm hay trầy xước bề mặt.

Chất liệu cơ bản được sử dụng làm màn chiếu là PVC, sợi thủy tinh hay kính thủy tinh, khi áp dụng đúng các bước để vệ sinh màn chiếu đều đạt hiệu quả tốt, không làm ảnh hưởng đến chất liệu hay bề mặt của màn chiếu.

Sau khi sử dụng, bạn nên cất màn chiếu và che phủ cẩn thận tránh bụi bẩn, nước, hơi ẩm (đối với màn chiếu di động). Cuộn gọn màn chiếu lại đối với màn điều khiển điện.

Như vậy là chúng ta đã hiểu màn chiếu là gì, cách vệ sinh màn chiếu đúng cách cũng như cách chọn màn chiếu phù hợp với không gian phải không ạ. Nếu bạn có bất cứ vấn đề gì cần giải đáp hãy liên hệ ngay với Long Hưng Phú bằng cách hãy coment bên dưới hoặc liên hệ với số hotline sau nhé: